Các Khái Niệm Bắt Buộc Phải Biết Khi Bạn Xây Nhà

Phân Biệt Biệt Thự Đơn Lập Và Song Lập
July 24, 2019
Nhà Cấp 3 Là Gì? Cách Nhận Biết Nhà Cấp 3
July 25, 2019

Để hiểu và theo dõi được tiến độ quy trình thi công, đòi hỏi bản thân những người làm kiến trúc nói chung và những gia chủ, khách hàng nói riêng cần có những kiến thức căn bản về lĩnh vực kiến trúc, xây dựng nhà ở, biệt thự, homestay, khách sạn, nhà hàng, quán cafe,… nhằm vận dụng, tối ưu hóa công năng sử dụng của các công trình thi công. Vietnamdesign xin được gửi đến bạn tổng hợp khái niệm cần biết khi xây nhà.

Nhà ở và phân loại nhà ở

  1.      Nhà ở
  • Nhà ở được xem là tổ ấm của gia đình, nhằm tạo lập môi trường thích nghi với cuộc sống của cá nhân và gia đình. Đảm bảo cho con người có nơi trú ẩn, chống được sự đe dọa của nhiều loài thú dữ cũng như tránh được những điều kiện bất lợi của thời tiết như: nắng, mưa, bão,… Đồng thời, là đơn vị sản xuất kinh tế ở quy mô gia đình, bảo vệ từng giống nòi, cá thể và gia đình phát triển một cách toàn diện. Hay nói cách khác, nhà là công trình xây dựng với mục đích sử dụng là ở và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân, hộ gia đình.

1.1 Nhà ở biệt thự: 

Căn cứ vào thông tư của Bộ Xây Dựng số 38/2009/TT-BXD về loại hình nhà ở biệt thự thì loại hình biệt thự được định nghĩa như sau:

“Nhà ở biệt thự là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn, có diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

1.2 Nhà ở dân dụng

Là công trình được xây dựng nhằm mục đích đảm bảo việc ăn, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, bao gồm nhà mái thái, nhà biệt thự, nhà phố, nhà ở kết hợp với kinh doanh,… của người dân.

1.3 Nhà ở nông thôn

Là những công trình nhà mái bằng, nhà biệt thự, nhà ở dân dụng được xây dựng ở nông thôn.

Theo quy định của Bộ Xây dựng, căn cứ vào điểm K, khoản 2, điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định: “Công trình xây dựng nhà ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch – văn hóa”.

Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn được miễn giấy phép xây dựng, trừ nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa. Nhưng, căn cứ khoản 3, điều 93 Luật Xây dựng 2014, đối với nhà riêng lẻ khu vực có quy hoạch điểm dân cư nông thôn thì khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Xem thêm: Tư vấn thiết kế xây dựng nhà ở, nhà phố, biệt thự miễn phí từ A – Z.

1.4 Nhà ở sinh thái 

Nhà ở sinh thái được xây dựng với mục đích kết hợp, hài hòa với thiên nhiên, hạn chế tối đa quá trình sử dụng thiết bị gây tiêu hao nhiều nguồn năng lượng trong ngôi nhà.

  • Nhà ở sinh thái hướng ra và mở tối đa vào thiên nhiên.
  • Giữ lại nhiều đất, không bị chiếm khi xây dựng.
  • Không gian thống nhất, không vụn, tránh những diện tích thiếu ánh sáng tự nhiên và không khí ít lưu thông.
  • Sử dụng vật liệu có xuất xứ tự nhiên.
  • Thiết kế logic, ban công, hàng hiên, mái che bằng việc bố trí cây xanh.
  • Tận dụng tối đa nguồn sáng và sức gió từ thiên nhiên.
  • Kết hợp thông minh các chu trình mở.

1.5 Công trình nhà ở

Là quá trình thi công, hoàn thiện, sử dụng nhà ở nhằm mục đích sống và sinh hoạt.

1.6 Kiến trúc nhà ở

là sự sắp xếp bố trí không gian nhà ở sao cho phù hợp với sự mong muốn, mục đích của gia chủ để có được một không gian thoải mái, tiện nghi nhất.

1.7 Thiết kế nhà ở

  • Là sự hoạch định, xác định các ý tưởng thiết kế nhà trở thành tác phẩm công trình hấp dẫn.
  • Bao gồm công tác: lên ý tưởng, thiết kế kiến trúc, ngoại thất và nội thất.
  • Là khâu quan trọng quyết định đến sự khởi đầu của công trình thi công nhà ở, biệt thự…

1.8 Kết cấu nhà ở

  • Là phần cứng của ngôi nhà, bao gồm móng, tường, cửa sổ, lan can.
  • Các bộ phận được bố trí, liên kết chịu được lực, đảm bảo sự ổn định, bền vững của ngôi nhà.
  • Có 4 cách phân loại kết cấu nhà ở:

+ Phân loại kết cấu theo vật liệu

+ Phân loại kết cấu theo sơ đồ chịu lực

+ Phân loại kết cấu theo phương pháp thi công

+ Phân loại theo nhiệm vụ công trình

1.9 Nội thất nhà ở

  • Là những đồ dùng, vật dụng bên trong ngôi nhà.
  • Là sự phối hợp hài hòa của ánh sáng, màu sắc, thẩm mỹ kiến trúc, các vật dụng trang trí.

1.10 Phong thủy nhà ở

Là việc nghiên cứu hướng gió, hướng khí và mạch nước để ngôi nhà có thể nhận được nhiều khí vượng, đem lại may mắn cho gia chủ.

Xem thêm: Mật Độ Xây Dựng Là Gì Và Cách Tính Mật Độ Xây Dựng Nhà Ở.

          2. Biệt thự

 2.1 Biệt thự phố

Là loại hình biệt thự hướng ra mặt phố, phá vỡ không gian eo hẹp của những căn nhà ống và khắc phục nhược điểm lớn về vấn đề diện tích.

2.2 Biệt thự nhà vườn

  • Là loại hình nhà ở có các mặt tiếp xúc với thiên nhiên, xung quanh có khuôn viên vườn, tiểu cảnh.
  • Có khoảng không, diện tích rộng và mật độ xây dựng thấp.
  • Khoảng cách từ tường nhà tới hàng rào là 3.6m.

2.3 Biệt thự villa

  • Có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm).
  • Có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn, có diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
  • Mang sự sang trọng của những căn biệt thự hiện đại theo phong cách Tây phương.

2.4 Đất biệt thự

Là khoảng đất có diện tích lớn để xây dựng biệt thự.Đặc biệt, khi xây dựng cần đảm bảo khoảng cách từ tường rào đến mép tường nhà là 3.6m.

2.5 Biệt thự song lập

  • Kiến trúc phụ thuộc vào căn biệt thự bên cạnh
  • Là hai căn biệt thự được ốp cạnh nhau, được thiết kế đối xứng nhau.
  • Chỉ có 3 mặt thoáng và được xây dựng trên diện tích nhỏ hơn biệt thự đơn lập, chỉ rộng để đi lại, trồng cây, tiểu cảnh hoặc sân vườn…
  • Đối xứng nên phải luôn hài hòa về màu sắc, đường nét, trang trí…

2.6 Biệt thự đơn lập

  • Là loại biệt thự được xây dựng trên diện tích rộng, có kiến trúc độc lập tạo thành một chỉnh thể, hình khối riêng biệt. Bốn mặt biệt thự đều có mặt thoáng nhất định.
  • Tiện nghi và sự bố trí các phòng trong căn biệt thự đều được tối ưu công năng

Xem thêm: Phân Biệt Biệt Thự Đơn Lập Và Song Lập.

2.7 Biệt thự liền kề

Là loại biệt thự có sân vườn, thường được xây dựng chủ yếu tại các khu đô thị, thị trấn với mục đích phục vụ nhu cầu kinh doanh. Độ cao từ 1 đến 4 tầng.

2.8 Biệt thự du lịch

  • Với mục đích kinh doanh du lịch.
  • Được trang bị đầy đủ thiết bị, tiện nghi để khách thuê, sử dụng trong những khoảng thời gian lưu trú.
  • Thường được xây dựng từ 3 căn biệt thự trở lên.

2.9 Biệt thự hiện đại

Là biệt thự được thiết kế theo phong cách hiện đại. Chú trọng vào công năng sử dụng, tránh các phụ kiện phức tạp, trang trí cầu kỳ, hình ảnh, chi tiết đều được tối giản, không tuân thủ theo bất kì một quy chuẩn nào, phá vỡ những lối mòn của trường phái cổ điển.

2.10 Biệt thự ghép khối

Là những căn biệt thự riêng lẻ nhưng có công năng sử dụng và kiến trúc tương đồng, được ghép lại thành một khối.

2.11 Biệt thự tứ lập

Biệt thự bao gồm 4 căn biệt thự giống nhau tạo thành một khối kiến trúc tổng thể nhưng vẫn giống và thống nhất với nhau về mặt kiến trúc và công năng sử dụng.

2.12 Biệt thự sinh thái

  • Được xây dựng tại vị trí có không gian yên tĩnh, mát mẻ, ôn hòa, nhiều cây xanh.
  • Có kiến trúc đơn giản, thường là 1 đến 2 tầng.
  • Được xây dựng gần các khu du lịch nên cần có các chức năng cần thiết như bể bơi, khu ăn uống ngoài trời, sân rộng, sân golf…

           3. Nhà phố

3.1 Nhà lô phố

Nhà lô phố, nhà phố hay nhà lô là loại hình nhà ở được xây dựng theo kiến trúc nhà phố, hình ống, hình chữ nhật, mặt tiền nhỏ hơn chiều dài, được xây dựng tại các khu phố, đô thị.

3.2  Nhà mặt phố

Là loại hình nhà được được xây dựng có vị trí thuận tiện về mặt kinh tế và công năng sử dụng.

3.3 Nhà phố liền kề

Là những ngôi nhà phố nằm gần với nhau tạo thành 1 tổng thể thống nhất, có các khu trung tâm mua sắm, khu vui chơi…

3.4 Nhà phố thương mại

Là loại hình nhà ở được kết hợp với kinh doanh, có 2 tầng trở lên, thường được thiết kế nằm gần trục đường chính của khu dân cư đông đúc.

          4. Nhà cấp 4

  • Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ
  • Thời gian sử dụng là 30 năm
  • Tương bao che và ngăn bằng gạch
  • Mái ngói hoặc Fibroociment

          5. Nhà mái thái

Là kiểu nhà sử dụng loại mái ngói thái lan, có độ dốc mái lớn, quay về nhiều hướng khác nhau.

          6. Nhà mái bằng

Là loại hình nhà ở được thiết kế và dựng mái theo kiểu đổ bê tông, thường được áp dụng cho các ngôi nhà phố hiện đại.

6.1. Nhà vườn

Là kiểu nhà kết hợp với sân vườn rộng thoáng. Đề cao tính thống nhất và sự hài hòa trong không gian sân vườn bao quanh, gần gũi với thiên nhiên, tận dụng tối đa nguồn sáng, gió tự nhiên.

6.2 Đất nhà vườn

Đất nhà vườn thường nằm gần 1 thửa đất ở với mục đích trồng cây, làm vườn hoa…

6.3 Biệt thự nhà vườn

Biệt thự nhà vườn là kiểu nhà nằm trên 1 khu đất độc lập, xung quanh có sân vườn, tiểu cảnh.

  7. Nhà sàn

Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất hoặc nước. (Theo Wikipedia)

    8. Bản vẽ nhà ở

8.1 Bản vẽ thiết kế kiến trúc (Architectural drawing)

  • Là một bộ hồ sơ về chỉnh thể ngôi nhà
  • Chi tiết hóa về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu
  • Biết được quy cách xây nên 1 ngôi nhà, kích thước, diện tích, quy trình và hình thức bố trí….
  • Bao gồm từ 80-200 trang A3 gồm 3 phần chính: phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện và nước.

8.2 Triển khai bản vẽ kiến trúc

Là quá trình khai triển bản các loại bản vẽ kiến trúc bao gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết; bản vẽ hoàn thiện sàn, hoàn thiện trần, bố trí đèn, thống kê cửa, khai triển cầu thang, hoàn thiện tường, khai triển chi tiết WC.

  11. Móng nhà dân dụng

11.1 Móng tự nhiên:

Là các loại móng được sử dụng từ những vật liệu thô, có sẵn trong tự nhiên, không chịu tải trọng lớn. Thường được áp dụng khi làm nhà tranh, nhà lá, nhà sàn, cầu khỉ…

11.2 Móng đơn

Là những loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Bao gồm móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột.

11.3 Móng băng

Có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau để đỡ tường hoặc hàng cột. Khi thi công thường là việc đào móng song song với nhau trong khuôn viên. Bao gồm móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

11.4 Móng bè:

Móng bè được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu, được trải rộng dưới toàn bộ ngôi nhà để giảm áp lực lên nền đất. Bao gồm: móng bè phẳng, móng bè nấm, móng bè có gần, móng bè dạng hộp.

11. 5 Móng cọc:

Là các loại móng có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng ngôi nhà xuống lớp đất tốt, thậm chí đến tận sỏi đá nằm dưới lòng đất. Bao gồm: móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp.

12. Đá 1×2 

12.1 Đá 1×2

Đá 1×2 là loại đá có kích thước từ 1 đến 2cm có khối đa điểm theo dạng bất quy tắc, kích thước thường là 10 x 28mm hoặc nhiều loại kích cỡ khác như: 10 x 25mm là đá 1×2 bê tông; 10 x 22mm là đá 1×2 quy cách (đá 1×1), 10 x 16mm. Thường được dùng đổ bê tông cấu kiện có lớp bảo vệ mỏng.

12.2 Đá dăm 1×2

Là một dạng của đá 1×2, có kích thước nhỏ hơn đá 1×2 thông thường.

12.3 Đá 1×2 là loại đá gì

Là loại đá có hình dạng khối bất quy tắc có kích thước dao động trong khoảng 1 -2cm.

12.4 Đá 2×4

Là loại đá có hình dạng khối bất quy tắc có kích thước dao động trong khoảng 2-4cm

          13. Mác bê tông

Mác bê tông là thông số biểu thị cho khả năng chịu nén của mẫu bê tông, mác bê tông càng cao thì khả năng chịu nén càng lớn. Mác bê tông được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600.

          14. Bậc tam cấp

Bậc tam cấp là loại bậc có 3 bậc, thường áp dụng cho bậc đi vào cửa chính căn nhà, rộng 30cm, cao 150cm.

          15. Cửa chớp (Glosbe)

15.1 Cửa chớp là gì?

Cửa chớp là một loại cửa có cánh được cấu tạo bằng các lá chớp liên kết với nhau bằng hệ khung bao, giữa các lan chớp có khe thoáng được lắp sole.

15.2 Cánh cửa chớp là gì? 

Là loại cánh cấu tạo bằng các lan can chớp liên kết với khung bao bên ngoài, có thể được làm bằng gỗ, kim loại kết hợp với kính…

Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công nhà ở

  • Vietnamdesign tự hào là đơn vị có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế các hạng mục nhà ở, biệt thự, nhà cấp 4,…
  • Đội ngũ nhân viên, kiến trúc sư, kĩ sư nhiệt tình, sáng tạo, giàu kinh nghiệm.
  • Có nhiều mẫu thiết kế do Vietnamdesign – Công ty Thiết kế thi công nội thất Đà Nẵng thi công đã đi vào hoạt động cho quý khách tham khảo.
  • Đưa ra các giải pháp phù hợp nhất và tiết kiệm nhất cho khách hàng.
  • Làm việc chất lượng và đảm bảo tiến độ.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có được một ngôi nhà đẹp và đúng nghĩa. Nếu có nhu cầu hoặc gặp bất kì khó khăn nào trong công tác thiết kế thi công nhà ở, hãy liên hệ tới Vietnamdesign qua đường dây hotline: 0963.19.20.21 để được tư vấn và hỗ trợ tối đa. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình hiện thực hóa ước mơ cho công trình của gia đình.

Báo giá

Vietnamdesign xin gửi đến bảng báo giá thiết kế nhà Đà Nẵng.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số dịch vụ khác của Vietnamdesign chúng tôi: Thiết kế nhà cấp 4, Thiết kế quán trà sữa, Thiết kế resort.

Một số hình ảnh thực tế

Vietnamdesign xin gửi đến quý khách hàng một số mẫu thiết kế nhà ấn tượng

Bài viết tham khảo tiếp theo: Phân Biệt Biệt Thự Đơn Lập Và Song Lập